Footer Pages

17 tháng 7, 2023

宾语 TÂN NGỮ



I. KHÁI NIỆM TÂN NGỮ
Tân ngữ là thành phần chỉ người hay sự vật mà động tác hay hành vi đề cập đến, nó có chức năng làm cho động tác và hành vi đề cập đến trở nên rõ ràng và chính xác hơn. Nói cách khác, tân ngữ là thành phần liên đới của động từ.
Tân ngữ kết hợp trực tiếp với động từ và giữa chúng không hề có bất kỳ hư từ nào khác.
Trong những câu thường thấy có vị ngữ là động từ, để xác định thành phần nào là tân ngữ thì trước hết chúng ta phải xem xét nó có phải là đối tượng chịu tác động của động từ hay không, kế tiếp nữa là tân ngữ phải đứng sau động từ, đó là một điều kiện quan trọng.
Trong tiếng Trung ,mối quan hệ ngữ nghĩa giữa tân ngữ và động từ là rất đa dạng. Sau đây là những dạng thường thấy:
1. Tân ngữ là đối tượng chịu tác động bởi động tác và hành vi
Ví dụ:
1. 我学习 “中文”。
Tôi học Trung văn.
2. 谢谢 “你”。谢谢 “越南大夫”。
Cảm ơn bạn, cảm ơn các bác sĩ Việt Nam.
3. 我们都认识不少 “汉字”了。
Chúng tôi nhận biết được khá nhiều chữ Hán.
4.张老师教 “我们”。
Thầy Trương dạy chúng tôi.
5. 我们才认识不久,水不人了解 “他”。
Chúng tôi quen nhau chưa bao lâu, tôi không hiểu anh ấy lắm.
2. Tân ngữ biểu thị kết quả của động tác và hành vi
Ví dụ:
1. 他们挖了许多 “地洞”。
Họ đã đào rất nhiều hố.
2.他最近又写了一本 “书”。
Gần đây anh ấy lại viết thêm một quyển sách.
3. 我们在这照了几张 “相”。
Chúng tôi đã chụp mấy tấm hình ở đây.
4. 他在地上写了 “ “友谊”两个字”。
Anh ấy viết hai chữ “tình bạn” lên mặt đất.
3. Tân ngữ biểu thị công cụ của động tác và hành vi
Ví dụ:
1. 我女朋友拉 “小提琴” 拉得非常好。
Bạn gái tôi chơi vĩ cầm thật hay.
2. 运动场上人多极了,有的打 “球” ,有的跳 “绳” ,热闹极了。
Có rất đông người trên sân vận động, có người chơi bóng, có người nhảy dây, náo nhiệt vô cùng.
4. Tân ngữ biểu thị nơi chốn và phương hướng cho động tác và hành vi
Ví dụ:
1. 我们明天去 “长城” 。
Ngày mai chúng tôi đi Trường Thành.
2. 昨天我们没去爬 “山” 。
Hôm qua chúng tôi không đi leo núi.
3.走大路太远,咱们穿 “小路” 吧。
Đi đường lớn rất xa, chúng ta băng qua đường nhỏ nhé.
4. 星期天他们全家人才能去 “公园” 。
Chủ nhật cả nhà họ mới có thể đi dạo công viên.
Lưu ý: Có những động từ không biểu thị động tác và hành vi mà tân ngữ biểu thị phương hướng và vị trí.
Ví dụ:
1.我们学校的办公楼座 “西” 朝 “东” 。
Tòa nhà văn phòng của trường chúng tôi lưng hướng tây, mặt hướng sang đông.
2. 这条石子路直通 “后花园” 。
Con đường lát đá này thông ra hoa viên phía sau.
3. 我的家就在 “学校的对面”。
Nhà tôi ở đối diện trường học.
4. 在森林里,哪儿是 “南”, 哪儿是 “北”, 我简直认不出来了。
Trong rừng sâu, đâu là hướng nam, đâu là hướng bắc, quả thật tôi không thể nhận ra.
5. Tân ngữ biểu thị mục đích và nguyên nhân của hành động
Ví dụ:
1. 她着急 “自己的老看不好” 。
Bà ấy lo lắng bệnh sẽ làm mình già và xấu đi.
2. 我后悔 “没有喝附小明两句”。
Tôi rất ân hận vì không dặn dò bạn Minh mấy câu.
3. 外婆到乡下躲 “清静” 去了。
Bà ngoại đã về quê để tìm nơi yên tĩnh.
6. Trong câu biểu thị sự tồn tại, tân ngữ biểu thị sự tồn tại xuất hiện hoặc mất đi
Ví dụ:
1.外边有 “人”。
Bên ngoài có người.
2. 桌子上放着一套 “茶具” 和两个 “花瓶” 。
Bên bàn có đặt một bộ tách ấm trà và hai bình hoa.
3. 客厅的后面还有 一个 “书房”。
Phía sau phòng khách còn có một thư phòng.
4.房间里只剩下 “我们两” 了。
Trong phòng chỉ còn lại hai chúng ta.
5. 看一阵风,房间里跑进来两个 “孩子”。
Sau một cơn gió, có hai đứa bé đã chạy vào trong phòng.
6. 他30岁那年死了 “娘妇”,到现在还没娶上。
Vợ anh ấy qua đời năm anh 30 tuổi, đến bây giờ anh vẫn chưa cưới ai.
Bên trên, tôi đã giới thiệu một số các mối quan hệ giữa động từ và tân ngữ thường xuất hiện. Tuy nhiên, mối quan hệ về ngữ nghĩa giữa động từ và tân ngữ khá đa dạng và phức tạp. Sau này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn ở tài liệu ngữ pháp nâng cao.
II. NHỮNG TỪ NGỮ CÓ THỂ LÀM TÂN NGỮ
1. Danh từ, cụm danh từ, hoặc đại từ
Ví dụ:
1. 我们都学习 “汉语” ,我朋友学 “现代汉语”,我学 “古代汉语”。
Chúng tôi đều học tiếng Hán, bạn tôi học tiếng Hán hiện đại, còn tôi học tiếng Hán cổ.
2.我们现在编写一本 “现代汉语词典”。
Hiện nay tôi đang viết một quyển từ điển tiếng Hán hiện đại.
3. 这件事我就托付“您”了。
Việc này tôi bàn giao cho anh rồi nhé.
4. 你们在谈论 “什么”?
Các bạn đang bàn luận việc gì thế?
2. Cụm từ của chữ “的”
Ví dụ:
1. 衣服的样式很多,您要 “什么样的”?
Kiểu dáng của trang phục rất phong phú, anh muốn chọn kiểu nào?
2. 花园里的花有各种颜色,有 “黄的,红的,白的,扮的,迭绿的”,五光十色,非常好看。
Hoa trong vườn có rất nhiều màu sắc, có hoa vàng, hoa đỏ, hoa trắng, hoa hồng phấn, hoa xanh lơ, đủ màu đủ sắc, xinh đẹp vô cùng.
3. 后边追上来几个 “打猎的”。
Phía sau có mấy người thợ săn đuổi đến.
4.您不用了,这是 “我们应该做的”。
Anh không cần phải cảm ơn, đây là điều chúng tôi phải làm.
3. Số từ và số lượng từ
Ví dụ:
1.三乘三得 “九”。
Ba nhân ba bằng chín.
2. 一公尺等于 “三市尺”。
Một thước tây bằng ba thước ta.
3. 这两所学校相距 “三四里”。
Hai trường này cách nhau khoảng ba bốn dặm.
4.这个班的男生占 “三分之一”。
Nam sinh trong lớp này chiếm một phần ba (1/3).
5. 这本书我买了 “一百多元”。
Quyển sách này tôi đã mua hơn một trăm đồng.
6. 我们住的房间号是 “308”。
Số phòng của chúng tôi là 308.
4. Động từ/ cụm động từ tính từ/ cụm tính từ
Có một số động từ mà phía sau chỉ có thể là động từ làm tân ngữ, những động từ này mang nghĩa “xử lý – 处理 ", "tiến hành – 进行", "cộng thêm –加以 ", "dành cho – 给予 ". Ngoài ra, những từ chỉ hoạt động của trạng thái tâm lý như “cảm giác – 感觉 ", "cảm thấy – 感到", "hi vọng – 希望", "tưởng rằng – 以为 ", “cho rằng – 认为", "bắt đầu – 开始", "tiếp tục – 继续", "dự định – 打算" v...
Ví dụ:
1.这个问题我们已经行了多次 “研究”。
Vấn đề này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu nhiều lần.
2. 对于有贡献的技术人员,政府给予 “表扬” 和 “奖励” 。
Đối với những nhân viên kỹ thuật có sự cống hiến, chính phủ đã biểu dương và khen thưởng.
3. 这个设计图纸不要加以 “修改”。
Bản thiết kế này cần phải chỉnh sửa thêm.
4. 这个方案我们要进一步的 “解释” 与说明。
Phương án này chúng ta cần phải giải thích rõ thêm.
5. 代表们 表示 “同意我们的安排”。
Các đại biểu bày tỏ sự đồng ý đối với sự sắp xếp của chúng ta.
6. 现在 “开会”,请大家入座。
Bây giờ tiếp tục họp, xin mời mọi người ngồi xuống.
7. 这几天我朋友显得特别 “高兴”。
Mấy hôm nay bạn tôi tỏ vẻ rất vui mừng.
5. Cụm chủ vị
Khi cụm chủ vị làm tân ngữ thì phần lớn các động từ thường chỉ“sự cảm nhận” hay hoạt động của trạng thái tâm lý”. Ví dụ như:"说 - nói," 想- suy nghĩ, “看- xem”,” “听- nghe”, “觉得 - cảm thấy", " 认为 - cho rằng" ,“以为- tưởng rằng", “记得 - nhớ" , “忘- quên", "忘记 - bị quên", "知道- biết", " 相信- tin tưởng", “认识 - quen biết, nhận thức", " 希望 – hi vọng” , “赞成 - tán thành”, “同意 – đồng ý”, “反对- phản đối”, “ 发现 – phát hiện”. “ 建议 – đề nghị”, “指出 – chỉ ra”
Ví dụ:
1. 我知道你 “一心想做好人民代表的工作”。
Tôi biết anh một lòng muốn làm tốt công việc đại diện của nhân dân”.
2. 那时,我多么盼望 “我能走进大学的校门啊”。
Lúc đó, tôi luôn ước ao mình có thể bước vào ngưỡng cửa đại học.
3. 当时,他认为 “这个同志的发言比较符合实际”。
Lúc đó, anh ấy cho rằng phát biểu của đồng chí này khá phù hợp với thực tế.
4. 我不怕 “山高路远”, 不怕严寒酷暑,走遍了森林找草药。
Tôi không sợ đường xa núi cao, không sợ hè nóng đông rét, tôi đã đi khắp chốn rừng sâu để tìm thảo dược.
6. Cụm giới từ
Một cụm giới từ cũng có thể làm tân ngữ cho" 是", những giới từ thường thấy như "在 – ở/vào", "为 – vì”, “为了 – vì để”, “由于 – do”
Ví dụ:
1. 我第一次见到他是 “在学校门口”。
Lần đầu tiên tôi gặp anh ấy là ở cổng trường.
2. 我最初认识小王,是 “在1992年的夏天”。
Lần đầu quen biết bạn Vương là vào mùa hè năm 1992.
3. 我这次来,不只是 “为了我”,也是 “为了你”。
Lần này đến đây không phải chỉ vì tôi mà cũng là vì bạn nữa.
4. 他这次没参加比赛是由于最近身体不太好
III.TÂN NGỮ TRỰC TIẾP VÀ TÂN NGỮ GIÁN TIẾP
Trong tiếng Trung Có một số động từ Có thể mang theo 2 tân ngữ, trong đó 1 tàn ngữ chỉ người và 1 tân ngữ chỉ vật. Tân ngữ chỉ người gọi là tân ngữ gián tiếp, tàn ngữ chỉ vật là tân ngữ trực tiếp, tân ngữ trực tiếp phải đứng sau tàn ngữ gián tiếp.
Ví dụ:
1.张老师教 “我们汉语”。
Thầy Trương dạy tiếng Trung cho chúng tôi.
2. 刚才小李告诉 “我一个好消息”,你想听吗?
Lúc nãy bạn Lý bảo cho tôi một tin vui, bạn có muốn nghe không? 3. ki?
3. 你借 “我一点钱” 好吗?
Bạn cho tôi mượn một ít tiền, được không?
Trong tiếng Trung , những động từ có thể mang 2 tân ngữ không nhiều lắm, chủ yếu có các từ như "给 - cho", “送 - tặng", “ 租– thuê", "借 - mượn”, “卖 – bán”, “还 - trả","告诉- cho biết","通知- thông báo", "报告 - báo cáo”, “ 求 - năn nỉ/ cầu xin "教 - dạy" , "问– hỏi, "请教 - chỉ bảo / chỉ dạy","称 - gọi/ xưng ", “叫- kêu/ gọi” V.V...
Khi câu được tạo thành bởi các động từ “告诉- cho biết","通知 – thông báo”, "求 - cầu xin” thì phía sau buộc phải có tân ngữ gián tiếp (chỉ người), còn tân ngữ trực tiếp (chỉ vật) có thể không nêu ra hoặc cũng có thể đặt ở đầu câu. 1
Ví dụ:
1.
A. “这件事”我可以告诉老王吗?
Việc này tôi có thể cho ông Vương biết không?
B. 你告诉吧。
Anh cho ông ấy biết đi.
2. 明天早上开会,我告诉 “你”了,你可別忘了。
Sáng ngày mai họp, tôi đã báo cho anh, anh chớ quên nhé.
Lưu ý:
1) Trong trường hợp như trên, nếu chỉ xuất hiện tân ngữ trực tiếp là câu sai.
Ví dụ:
1. 他告诉 不动情况。 (câu sai)
2. 我大一件事。 (câu sai)
2) Khi các động từ “租 “借” tạo thành câu thì buộc phải có tân ngữ trực tiếp, tân ngữ gián tiếp có thể không cần nêu ra.
Ví dụ:
1. 我想租(你)一个房子。
Tôi muốn thuê anh một căn nhà.
2. 她已经借了(我)那么多了,还不多吗?
Cô ấy đã mượn của tôi nhiều tiền như vậy rồi, vẫn còn chưa đủ sao?
3) Khi câu được hình thành từ các động từ như " 教- dạy " , “请教- chỉ bảo”, “问 - hỏi”, “还– trả ", “ 给- cho” thì phía sau có thể chỉ xuất hiện tân ngữ trực tiếp, hoặc cũng có thể chỉ xuất hiện tân ngữ gián tiếp.
Ví dụ:
1这些钱是他给 “我”的。
Số tiền này là anh ấy cho tôi.
他给我 “两千块钱”。
Anh ấy cho tôi 2 ngàn đồng.
2. 王老师教我。
Thầy Vương dạy tôi.
王老师教数学。
Thầy Vương dạy môn Toán.
3. 别担心,我赔你。
Đừng lo lắng, tôi sẽ bồi thường cho anh.
我赔一千,你赔一千,可以吗?
Tôi bồi thường một ngàn, anh bồi thường một ngàn, được không?
4) Khi động từ “叫– kêu/ gọi”, “称 - gọi/ xưng” tạo thành câu thì buộc phải có cả hai tân ngữ, thiếu một trong hai là câu sai.
Ví dụ:
1. 人们都叫 “他无事忙”。
Mọi người đều bảo anh ấy bận việc không đâu.
2. 附近的人都称 “他师傅”。
Những người chung quanh gọi anh ấy là sư phụ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét